DIỄN TỪ NHẬN GIẢI
GIẢI VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH 2017
Giáo sư Trịnh Văn Thảo
(Giải Nghiên cứu)
 

 

 

Trước hết, tôi xin kính chào Bà Chủ Tịch nước VNXHCN và CT Quỹ PCT 

Trân trọng cảm ơn các Thành Viên trong Hội Đồng GT,

BTK Quỹ PCT,

 

1. Phan Châu Trinh trong thời hiện đại

Không người trí thức VN nào không hãnh diên được nhận GTPCT. Đối với Việt Kiều, vinh dự được thưởng còn có thêm một ý nghĩa lịch sử vì nó dính liền với cuộc đời của Cụ Phan trong hơn mười mấy năm lưu lạc bên Pháp và vì vai trò trọng yếu của Cụ trong sự hình thành của phong trào giải thực ở VN suốt nửa đầu thế kỷ XX.

Nhân ngày tưởng niệm Cụ PCT, tôi xin ghi nhanh vài điểm tựa trong cuộc đời người chí sĩ đáng kính qua vài chặng đường trong phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức để nhắc lại

- sự tham gia và hy sinh của cha ông trong Nghĩa Hội Cần Vương,

- những bước đầu của một người trí thức cổ điển lúc giao thời: đỗ đạt cao, đi làm quan trong triều trước khi dấn thân trong con đường cách mạng theo tiếng gọi của các bậc tiên bối như Nguyễn Trương Tộ, Nguyên Lộ Trạch,.., những nhà nho yêu nước đã dẫn đường mở lối cho phong trào Duy Tân mà chính ông là một trong những lãnh đạo có uy tín nhất. Với tư cách lãnh đạo phong trào, ông đã chịu đựng bao nhiêu thử thách: rời bỏ quê cha đất tổ đi đày ngoài Côn Đảo, lưu vong sang Pháp trong suốt mười bốn năm dài, sống dưới sụ kiểm soat gắt gao của chính quyền thực dân.

Tuy các công trình nghiên cúu về cuộc đời của PCT trong giai đoạn này còn có nhiều khía cạnh còn bị bỏ ngỏ - như quan hê với phong trào Duy Tân trong nước sau ngày nó bị dập tắc, với các người bạn đông hành như Phan Bôi Châu, những nhân vật đối lập như Ky ngoại hầu Cường Để,  thời kỳ bị giam cầm trong ngục tù Santé, những hoạt hoạt động công khai hay bí mật với các hội đoàn sinh viên, công nhân, trí thức người Viêt tai Pháp (Paris, Toulouse…), kinh nghiệm lưu vong của PCT có quan hệ mật thiết với lịch sử của Cộng đồng người Việt tại Pháp.

Trong thời gian sống hải ngoại, Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông trong nhóm « Ngũ Long » còn de lai dấu ấn của một chí sĩ truyền thống trong y phục Tây học hiện đại, một tân nho  thức thời và cởi mở. Người đi đau trong vân hội mới, ý chí tiep thu một cách bình tĩnh thành quả  phong trào Ánh Sáng Âu Châu.

Đồng thời, ông cũng được chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc man rợ của cái gọi là văn minh cơ giới, đánh giá đúng mức tham vọng của Đế quốc được khéo léo ngụy trang để lôi cuống những người đồng thời theo chiều hướng Nam Phong . Cuối cùng, tiên cảm những hiểm họa đang đe dọa  nền hòa bình thế giới sau trận giặc 1914-1918, ông cảnh giác thế hệ đàn em trước sức hút của người xứ ngoài.

Ông không xem văn minh Tây phương như một ảo ảnh lý tưởng - hay ngược lại xem nó như một đối tượng tiêu cực chỉ biêt dựa vào võ lực như cụ Phan Bôi Châu trong « VN Vong quốc sử »- mà là một thực tại phức tạp mang theo hai bộ mặt, vừa giải phóng con người ra khỏi bóng tối của tôn giáo hay phong kiến vừa sử dụng khoa học kỹ thuât đế khai thác và bốc lột.

Trong suốt chín tháng trong ngục tù của « kinh đô ánh sang », ông có dịp suy tư, xét lại, đào sâu lập trường của Duy Tân tóm tắc trong « Vãn Minh Tân Học Sử ». Theo ông, dù trong mọi tình huống nào, đât nước ta cũng phải lao vào một cuộc cách mạng văn hóa lâu dài, cải tổ hệ thống  dục quan trường lỗi thời, xây dưng một nền kinh te dân tộc theo vết chân Công Ty Liên Thành (Phan Thiết) trong tinh thần đoàn kết đồng tiến xã hội.

 Tôi đã phát họa chân dung của PCT một cách sơ lược như sau trong « Ba thế hệ trí thc người Viêt, 1862-1954 » :

« Đưọc xem là biểu tượng phong trào kháng chiên của các nhà nho yêu nước, lựa chọn chiến lược của Phan Châu Trinh được thanh niên những năm 1920 đánh giá cao bên cạnh chiến lược lựa chọn một « chủ nghĩa dân tộc lịch sử » của Phan Bội Châu : chủ nghĩa dân tộc cộng hòa, dân chủ và duy lý được nuôi dưỡng bởi những giá trị do Cách mạng ¨Pháp sản sinh. Vì vy, ông có thể được xem như « người cha tinh thần » của Hồ Chí Minh, người theo chủ nghĩa Lenin và của Nguyễn An Ninh, người theo dân tộc chủ nghĩa cấp tiến. » (284)

2. Làm gì để tiếp tục truyền thống PCT ? 

Trung thành với tinh thần và truyền thống PCT đối với người Việt hải ngoại có mot ý nghĩa thiết thực và cụ thể. Nó có thể tóm tắt trong ba chỉ tiêu hành động của phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ XX: khai nhân trí, chấn dân khí, đào tạo nhân tài. (theo sử gia Trần Văn Giàu)

1) Trong ngành nghề của mình, người trí thức có may mắn đi ăn học hay thực nghiệp ở xứ ngoài phải cố gắng học tập nghiêm túc vì họ ý thức những rằng những hiểu biết sẽ cần thiết để đào tạo nhân tài trong nước. Cứ xem tác phong của trí thức thế hệ Tây hoc (1925) như các ông Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, các BS Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Hưởng, GS Lê Văn Thiêm, Kỹ sư Trần Đại Nghĩa… Có họ đi trước mới có Ngô Bảo Châu ngày nay. Đồng thời, đánh giá đúng vai trò giáo dục va đào tạo nhân tài trong một nước đang phát triển như Việt Nam đòi hỏi những người có trách nhiệm cổ gắng tăng cường số lượnng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên và tuyển lựa học sinh ưu tú có khả năng ngôn ngữ, trình độ chuyên môn để cho thâu thập kiến thức xứ ngoài.

2) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa va khoa học giữa VN với xứ ngoài nhất là các quốc gia vùng  Đông Á và Đông Nam Á.

Trên cương vị khiêm nhường của mình, Ban Viêt Nam học trong Viện Nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á thuộc Đại Học  A i x- M a r s e i l l e và Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa học Quốc Gia (CNRS)  đã và sẽ tiếp tục những chương trinh nghiên cứu khoa học xuyên ngành và xuyên Đại Học,  thắt chặt quan hệ chuyên môn với đồng nghiệp của mình tại VN.

3) Dìu dắc nghiên cứu sinh VN trong việc soạn khảo luận án các cấp, cộng tác với các cơ quan tương tự trong nước, đặt quan hệ bình thường giữa những nhà chuyên môn nhất là trong lãnh vực khoa học xã hội như lịch sử, xã hội học, nhân học... như nhiều trí thức người Viêt đang sanh sống ở hải ngoại có thể là một cách ghi ơn và tưởng nhớ đến sự nghiệp mà  Phan Châu Trinh để lại trên đất Pháp.

 

A i x en Provence, 18/03/2017

Trịnh Văn Thảo, Giáo sư ngành Xã Hội Học tại Trường ĐH  Aix-Marseille (Pháp)