GIẢI VIỆT NAM HỌC
NHÀ DÂN TỘC HỌC GEORGES CONDOMINAS
DIỄN TỪ NHẬN GIẢI
Thực ra, tôi chỉ đã làm bổn phận của mình, và giải thưởng này cũng là của toàn thể các nhà nghiên cứu đã làm việc ở Trung tâm Sưu tập tư liệu và Nghiên cứu  về Đông Nam Á và Thế giới Nam đảo (CeDRASEMI) mà tôi đã lập ra ở Paris và sau đó ở cả Valbonne (Côte d’Azur), dưới sự chủ trì của Trường Cao học về Khoa học Xã hội (EHESS) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS). Bản thân tôi chỉ là một nhân tố của Trung tâm, những thành quả đạt được là của toàn thể các nhà nghiên cứu thuộc CeDRASEMI cũng như của các đồng nghiệp thân cận với nó.
Tôi cũng xin các bạn khoan thứ cho việc tôi sắp nhắc đến các kỷ niệm cá nhân , nhất là về thời thơ ấu của mình, trong một tình huống long trọng như hôm nay, vì người ta vẫn thường xem làm như thế là không khoa học  Lúc tôi mới tám tuổi, một hôm tôi thấy lần đầu một người Thượng (mà thời ấy người ta gọi là «Mọi» cũng giống như người Hy Lạp thời xưa gọi những dân tộc không phải Hy Lạp là «Barbaroï»).  Từ vùng rừng núi lân cận, người Thượng ấy đem đến tặng cho bố tôi một ché rượu cần để tỏ tình thân thiện. Trước sự kinh ngạc đầy thán phục của tôi đối với người Thượng ăn bận sơ sài đó, bố tôi thoải mái nói với tôi: «Người này có dáng dấp dũng cảm và hiên ngang, tổ tiên người Việt của con cách đây hai ngàn năm chắc cũng giống như thế!» Sự cố ấy và nhận xét ấy đã in sâu trong trí nhớ của tôi đến mức sau này tôi đã tìm cách  biến huyền thoại cá nhân này thành hiện thực. Dĩ nhiên nền giáo dục cũng như kinh nghiệm đã khiến tôi, từ tuổi thơ đến khi trưởng thành, ngày càng thấy được sức nặng của sự mơ mộng trong kỷ niệm này; nhưng  sự mơ mộng đó đã duy trì trong tôi sự cổ vũ tượng trưng trong hành động nhằm thực hiện những ước nguyện của tôi trong thế giới cụ thể liên quan đến gốc gác của tôi.
Sau đó khá lâu, vào năm 1937, khi tôi đang học trung học ở Paris và trước khi bố tôi về lại Việt Nam, bố con chúng tôi có lần đi dạo trong một cuộc Triển lãm Quốc tế, choáng ngợp trước sự rực rỡ của khoa học và nghệ thuật. Trong khi chúng tôi chuyện trò về hiện trạng thế giới lúc đó vừa hướng đến tương lai, cha tôi nói với tôi: «Lúc nầy, con thấy đó, chúng ta ở Việt Nam là để giúp họ; do họ tiến bộ rất nhanh, con sẽ thấy là chừng mươi năm nữa, họ sẽ không cần đến chúng ta, nên chúng ta sẽ phải ra đi!» Là một công chức cấp thấp, cha tôi không đời nào nói như thế trong giới thuộc địa, nhưng điều đã làm tôi kinh ngạc lâu sau đó là đã phát hiện ra nơi Phan Châu Trinh (mà cha tôi hoàn toàn không đọc các trước tác) một chương trình có nội dung tương tự, nhất là trong bức thư mà Phan Châu Trinh gửi cho Toàn quyền Đông Dương ba mươi năm trước đó. Điều kỳ lạ là bức thư này đã gây một số khó khăn cho Trường Viễn Đông Bác cổ vì đã công bố nó trong tập san của trường và nhất là đã khiến cho tác giả của nó phải chịu một số phận bi đát là bị đày ra Côn Đảo.
Chính từ năm 1940 trở đi tôi mới thực sự phát hiện ra giới thuộc địa, các đặc quyền và nhất là các sự bất công của giới này đối với tuyệt đại đa số dân chúng. Sự phát hiện đó đã bắt đầu sau khi tôi quay về Việt Nam (dự kiến chỉ lưu lại ở đây vài tháng thôi) vào tháng 1.1940.  Nhưng nó thực sự trở thành sâu sắc sau cuộc xâm lăng của Nhật cũng vào cuối năm này. Người Pháp lúc đó rơi vào một tình trạng nhập nhằng mà tôi đã gọi là «kẻ chiếm đóng bị chiếm đóng». Tuy nhiên trong thời kỳ này ở Hà Nội tôi đã có thể vừa học Luật vừa học hội hoạ ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Đương nhờ được hoãn tòng quân dài hạn, để rồi rốt cuộc bị gọi vào Hải quân. Thay đổi và thử thách lớn nhất đè nặng trên những người «chiếm đóng bị chiếm đóng» đã bắt đầu với cái mà người ta gọi là «cuộc đảo chính Nhật»; cuộc đảo chính này đã loại bỏ lực lượng quân sự lèo tèo của Pháp vào ngày 9.3.1945.
Việc tôi vượt ngục thất bại và, tiếp theo, việc tôi bị Nhật bắt giam đã gây ra các dấu ấn sâu sắc nơi tôi trong suốt đời, nhưng chính các thử thách trong thời gian bị cầm tù đã vĩnh viễn dạy cho tôi biết được thế nào là tủi nhục và nhất là thế nào là cuộc sống bần cùng cũng như sự bất lực gần như tuyệt đối mà các cư dân thuộc địa cảm nhận khi muốn thoát ra khỏi cảnh lao lung.
Tôi tin rằng chính trong vô thức tôi đã chọn lựa cư dân nghèo khổ, sống nhọc nhằn trong những không gian xã hội hạn hẹp, nhưng gắn bó trực tiếp với Tự nhiên và với những tài nguyên của nó. Rời bỏ thế giới của những đặc quyền và thích nghi với lối sống của người Mnong Gar để hiểu họ hơn không chỉ là một thử thách mà còn làm cho bản thân tôi phong phú thêm lên, bởi vì tôi đã được hưởng tình bằng hữu của họ. Họ đã rèn luyện nhân cách của tôi và đã bắt tôi, dù họ không ý thức được điều đó, tìm một phương pháp nghiên cứu tôn trọng được tập tục và ngôn ngữ của họ. Đúng là tôi nợ họ quá nhiều!
Tôi đã có được may mắn sống liên tục hai mươi tháng liền trên thực địa giữa lòng đồng bào Mnong Gar, nhưng phải trừ đi bốn tháng nằm bệnh viện, rồi tăng thêm mười lăm ngày sau khi bị bại liệt và hai tuần quay lại cùng họ tám năm sau đó. Như vậy, tôi đã có được may mắn vượt quá dự định của tôi là phải quan sát một chu kỳ nông nghiệp kéo dài mười hai tháng. Sở dĩ tôi có được may mắn đó là nhờ tình bạn và sự thông cảm của người Mnong Gar.
Tôi còn được một may mắn khác là đã vượt qua phần cuối của thử thách nhờ khả năng nghề nghiệp của bác sĩ Jouin ở Buôn Ma Thuột và nhờ Giáo sư Soulage ở bệnh viện Grall (Sài Gòn).
Mặt khác, tôi cũng đã có được những người bạn đủ can đảm để đến làng Sar Luk giúp tôi đo đạc các thửa rẫy và các ngôi nhà mà tôi cần nghiên cứu. Nhưng nhất là tôi cần phải cảm ơn hai sinh viên hành chính điều khiển đồn Pháp ở Lac cũng như anh cán bộ Việt Minh, sau khi đã bí mật đến Sar Luk quan sát tôi làm việc, đã thấy được sự hữu ích của các nghiên cứu của tôi cho Việt Nam, nên đã để cho tôi yên.
Còn nhiều người khác nữa... Một nhà nghiên cứu trên thực địa không phải lúc nào cũng gặp được nhiều may mắn như thế.
Để có một cái nhìn toàn bộ về dân tộc học Việt Nam, một nước có nhiều dân tộc, đáng ra cần phải nghiên cứu nhiều không gian xã hội khác.  Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật về Hải ngoại (ORSTOM) đã cho phép tôi, với tự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác cổ, thực hiện một nghiên cúu có chiều sâu về một nhóm người. Nhưng không may là ORSTOM lại không có nhiều nhà dân tộc học, nên sau đó đã gửi tôi đến các nước khác ở ngoài châu Á.  Do đó tôi đã chỉ có thể tiến hành các nghiên cứu giới hạn về người Rađê, Thái và Kinh (Việt). Chỉ rất lâu về sau, nhờ Trường Cao học về Khoa học Xã hội và nhờ sự thành lập CeDRASEMI, chúng tôi mới mở rộng được các nghiên cứu ra cả toàn bộ Đông Nam Á.
Tôi muốn cảm tạ nơi đây các đồng nghiệp Việt Nam của tôi và, riêng cá nhân tôi, đặc biệt cảm tạ nhà dân tộc học quá cố Nguyễn Từ Chi mà tôi vinh dự được kết làm bạn thân. Một lần nữa xin nồng nhiệt cảm ơn tất cả các đồng nghiệp trong Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh.

GIẢI VIỆT NAM HỌC

NHÀ DÂN TỘC HỌC GEORGES CONDOMINAS

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI


Thực ra, tôi chỉ đã làm bổn phận của mình, và giải thưởng này cũng là của toàn thể các nhà nghiên cứu đã làm việc ở Trung tâm Sưu tập tư liệu và Nghiên cứu  về Đông Nam Á và Thế giới Nam đảo (CeDRASEMI) mà tôi đã lập ra ở Paris và sau đó ở cả Valbonne (Côte d’Azur), dưới sự chủ trì của Trường Cao học về Khoa học Xã hội (EHESS) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS). Bản thân tôi chỉ là một nhân tố của Trung tâm, những thành quả đạt được là của toàn thể các nhà nghiên cứu thuộc CeDRASEMI cũng như của các đồng nghiệp thân cận với nó.

 

Tôi cũng xin các bạn khoan thứ cho việc tôi sắp nhắc đến các kỷ niệm cá nhân , nhất là về thời thơ ấu của mình, trong một tình huống long trọng như hôm nay, vì người ta vẫn thường xem làm như thế là không khoa học  Lúc tôi mới tám tuổi, một hôm tôi thấy lần đầu một người Thượng (mà thời ấy người ta gọi là «Mọi» cũng giống như người Hy Lạp thời xưa gọi những dân tộc không phải Hy Lạp là «Barbaroï»).  Từ vùng rừng núi lân cận, người Thượng ấy đem đến tặng cho bố tôi một ché rượu cần để tỏ tình thân thiện. Trước sự kinh ngạc đầy thán phục của tôi đối với người Thượng ăn bận sơ sài đó, bố tôi thoải mái nói với tôi: «Người này có dáng dấp dũng cảm và hiên ngang, tổ tiên người Việt của con cách đây hai ngàn năm chắc cũng giống như thế!» Sự cố ấy và nhận xét ấy đã in sâu trong trí nhớ của tôi đến mức sau này tôi đã tìm cách  biến huyền thoại cá nhân này thành hiện thực. Dĩ nhiên nền giáo dục cũng như kinh nghiệm đã khiến tôi, từ tuổi thơ đến khi trưởng thành, ngày càng thấy được sức nặng của sự mơ mộng trong kỷ niệm này; nhưng  sự mơ mộng đó đã duy trì trong tôi sự cổ vũ tượng trưng trong hành động nhằm thực hiện những ước nguyện của tôi trong thế giới cụ thể liên quan đến gốc gác của tôi.

 

Sau đó khá lâu, vào năm 1937, khi tôi đang học trung học ở Paris và trước khi bố tôi về lại Việt Nam, bố con chúng tôi có lần đi dạo trong một cuộc Triển lãm Quốc tế, choáng ngợp trước sự rực rỡ của khoa học và nghệ thuật. Trong khi chúng tôi chuyện trò về hiện trạng thế giới lúc đó vừa hướng đến tương lai, cha tôi nói với tôi: «Lúc nầy, con thấy đó, chúng ta ở Việt Nam là để giúp họ; do họ tiến bộ rất nhanh, con sẽ thấy là chừng mươi năm nữa, họ sẽ không cần đến chúng ta, nên chúng ta sẽ phải ra đi!» Là một công chức cấp thấp, cha tôi không đời nào nói như thế trong giới thuộc địa, nhưng điều đã làm tôi kinh ngạc lâu sau đó là đã phát hiện ra nơi Phan Châu Trinh (mà cha tôi hoàn toàn không đọc các trước tác) một chương trình có nội dung tương tự, nhất là trong bức thư mà Phan Châu Trinh gửi cho Toàn quyền Đông Dương ba mươi năm trước đó. Điều kỳ lạ là bức thư này đã gây một số khó khăn cho Trường Viễn Đông Bác cổ vì đã công bố nó trong tập san của trường và nhất là đã khiến cho tác giả của nó phải chịu một số phận bi đát là bị đày ra Côn Đảo.

 

Chính từ năm 1940 trở đi tôi mới thực sự phát hiện ra giới thuộc địa, các đặc quyền và nhất là các sự bất công của giới này đối với tuyệt đại đa số dân chúng. Sự phát hiện đó đã bắt đầu sau khi tôi quay về Việt Nam (dự kiến chỉ lưu lại ở đây vài tháng thôi) vào tháng 1.1940.  Nhưng nó thực sự trở thành sâu sắc sau cuộc xâm lăng của Nhật cũng vào cuối năm này. Người Pháp lúc đó rơi vào một tình trạng nhập nhằng mà tôi đã gọi là «kẻ chiếm đóng bị chiếm đóng». Tuy nhiên trong thời kỳ này ở Hà Nội tôi đã có thể vừa học Luật vừa học hội hoạ ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Đương nhờ được hoãn tòng quân dài hạn, để rồi rốt cuộc bị gọi vào Hải quân. Thay đổi và thử thách lớn nhất đè nặng trên những người «chiếm đóng bị chiếm đóng» đã bắt đầu với cái mà người ta gọi là «cuộc đảo chính Nhật»; cuộc đảo chính này đã loại bỏ lực lượng quân sự lèo tèo của Pháp vào ngày 9.3.1945.

 

Việc tôi vượt ngục thất bại và, tiếp theo, việc tôi bị Nhật bắt giam đã gây ra các dấu ấn sâu sắc nơi tôi trong suốt đời, nhưng chính các thử thách trong thời gian bị cầm tù đã vĩnh viễn dạy cho tôi biết được thế nào là tủi nhục và nhất là thế nào là cuộc sống bần cùng cũng như sự bất lực gần như tuyệt đối mà các cư dân thuộc địa cảm nhận khi muốn thoát ra khỏi cảnh lao lung.

 

Tôi tin rằng chính trong vô thức tôi đã chọn lựa cư dân nghèo khổ, sống nhọc nhằn trong những không gian xã hội hạn hẹp, nhưng gắn bó trực tiếp với Tự nhiên và với những tài nguyên của nó. Rời bỏ thế giới của những đặc quyền và thích nghi với lối sống của người Mnong Gar để hiểu họ hơn không chỉ là một thử thách mà còn làm cho bản thân tôi phong phú thêm lên, bởi vì tôi đã được hưởng tình bằng hữu của họ. Họ đã rèn luyện nhân cách của tôi và đã bắt tôi, dù họ không ý thức được điều đó, tìm một phương pháp nghiên cứu tôn trọng được tập tục và ngôn ngữ của họ. Đúng là tôi nợ họ quá nhiều!Tôi đã có được may mắn sống liên tục hai mươi tháng liền trên thực địa giữa lòng đồng bào Mnong Gar, nhưng phải trừ đi bốn tháng nằm bệnh viện, rồi tăng thêm mười lăm ngày sau khi bị bại liệt và hai tuần quay lại cùng họ tám năm sau đó. Như vậy, tôi đã có được may mắn vượt quá dự định của tôi là phải quan sát một chu kỳ nông nghiệp kéo dài mười hai tháng. Sở dĩ tôi có được may mắn đó là nhờ tình bạn và sự thông cảm của người Mnong Gar.

 

Tôi còn được một may mắn khác là đã vượt qua phần cuối của thử thách nhờ khả năng nghề nghiệp của bác sĩ Jouin ở Buôn Ma Thuột và nhờ Giáo sư Soulage ở bệnh viện Grall (Sài Gòn).

 

Mặt khác, tôi cũng đã có được những người bạn đủ can đảm để đến làng Sar Luk giúp tôi đo đạc các thửa rẫy và các ngôi nhà mà tôi cần nghiên cứu. Nhưng nhất là tôi cần phải cảm ơn hai sinh viên hành chính điều khiển đồn Pháp ở Lac cũng như anh cán bộ Việt Minh, sau khi đã bí mật đến Sar Luk quan sát tôi làm việc, đã thấy được sự hữu ích của các nghiên cứu của tôi cho Việt Nam, nên đã để cho tôi yên.

 

Còn nhiều người khác nữa... Một nhà nghiên cứu trên thực địa không phải lúc nào cũng gặp được nhiều may mắn như thế.

 

Để có một cái nhìn toàn bộ về dân tộc học Việt Nam, một nước có nhiều dân tộc, đáng ra cần phải nghiên cứu nhiều không gian xã hội khác.  Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật về Hải ngoại (ORSTOM) đã cho phép tôi, với tự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác cổ, thực hiện một nghiên cúu có chiều sâu về một nhóm người. Nhưng không may là ORSTOM lại không có nhiều nhà dân tộc học, nên sau đó đã gửi tôi đến các nước khác ở ngoài châu Á.  Do đó tôi đã chỉ có thể tiến hành các nghiên cứu giới hạn về người Rađê, Thái và Kinh (Việt). Chỉ rất lâu về sau, nhờ Trường Cao học về Khoa học Xã hội và nhờ sự thành lập CeDRASEMI, chúng tôi mới mở rộng được các nghiên cứu ra cả toàn bộ Đông Nam Á.

 

Tôi muốn cảm tạ nơi đây các đồng nghiệp Việt Nam của tôi và, riêng cá nhân tôi, đặc biệt cảm tạ nhà dân tộc học quá cố Nguyễn Từ Chi mà tôi vinh dự được kết làm bạn thân. Một lần nữa xin nồng nhiệt cảm ơn tất cả các đồng nghiệp trong Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh.