DIỄN TỪ NHẬN GIẢI VIỆT NAM HỌC
PHILIPPE LANGLET
Kính thưa bà Chủ tịch Quỹ Phan Châu Trinh,
Thưa ông Nguyên Ngoc, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Phan Châu Trinh, 
Thưa các bạn,
Tôi hết sức xúc động được có mặt ở đây cùng các bạn, được vinh danh và cảm thấy sung sướng được chọn làm một trong những ngưởi nhận giải thưởng của một Giải thưởng quan trọng tưởng thưởng công cuộc lao động nhằm giúp cho thế giới này và nhất là cho mọi người ở nước Pháp có được sự am tường hơn nữa về nền văn minh Việt Nam. Tôi xin ngỏ lời cám ơn những nhà hảo tâm và các nhà tổ chức cuộc lễ nho nhỏ này. 
Xin không dài dòng, tôi muốn được nhắc nhớ lại những điều kiện làm việc của tôi từ năm 1964. Việc hợp tác với các nhà bác học phía Nam Việt Nam, và từ năm 1981, với các Viện thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội, cùng với Đại học Quốc gia Hà Nôi, đó là những nguồn cung cấp cho tôi những lời khuyên có giá và những khích lệ mà tôi cần đến trong những công trình nghiên cứu lắm khi bạc bẽo và khó nhằn. Tôi cám ơn tất cả, đặc biệt thấy mình thật sung sướng đã có được một tình bầu bạn vừa thân thiết vừa đem lại những kết quả tốt lành. Đó cũng là cơ sở cuộc hôn nhân của chúng tôi, của Thanh Tâm vợ tôi và tôi từ năm 1957: thay đổi những kỷ niệm chiến tranh đau lòng bằng một tình bạn rạng ngời. Chính Thanh Tâm và gia đình em đã đón tiếp tôi với đầy ưu ái và đã khiến tôi đặt được chân vào trong sâu thẳm nền văn minh Việt Nam.
Và hôm nay, tôi cũng hết sức cảm động và sung sướng được ngồi bên người thày đầu tiên của tôi về Lịch sử Việt Nam, giáo sư Lê Thành Khôi, người tôi được gặp khá muộn mằn, nhưng lại là người đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều từ cuốn sách của ông năm 1955. Tôi xin được cám ơn ông với tất cả lòng kính trọng và những tình cảm đẹp.
Việc tôi chọn nghiên cứu và dịch những tư liệu cổ có nguyên nhân từ nhiều mối âu lo. Trước hết, do tôn trọng sự yên tĩnh của gia đình, tôi đã từ chối nghiên cứu những vấn đề đương đại trực diện. Nhất là, nhờ được trợ giúp từ cuốn sách cuả giáo sư Lê Thành Khôi, tôi đã nhận ra rằng trong số những nhà sử học Pháp ưu tú, có những vị chỉ có một sự hiểu biết mơ hồ về nước Việt Nam từ thời trước khi có những can thiệp của người châu Âu; các vị đó thật khó mà hiểu nổi một Nhà nước có tổ chức ổn định từ thế kỷ thứ XI, khi nền quân chủ vẫn còn chia năm sẻ bảy cái xứ sở rồi sẽ thành một nước Pháp. Riêng tôi thì thấy thật kinh ngạc trước một đà vươn lên hiện đại hóa ở đất nước này vào hồi thế kỷ thứ XVIII, và thế là tôi sau đó đã tình nguyện hợp tác làm công việc «đánh giá lại» triều Nguyễn, một trong những chương trình nghiên cứu của Viện Sử học ở Hà Nôi đã thu nhận tôi hồi năm 1982. Sau nữa, tôi thấy hết sức không hài lòng khi nghe những bài giảng theo niên đại hoặc những tiểu sử tóm tắt liên quan đến vấn đề văn minh. Trong cảnh hưu trí yên tĩnh đã 12 năm nay, tôi quyết định muốn biết rõ tư tưởng các bậc thày cổ xưa diễn đạt bằng Hán văn giữa thế kỷ thứ XIV. Sau một công trình Lịch sử về nguồn gốc (người Việt) với nhiều bài dịch của mình, công trình mới đây nhất của tôi đang chuẩn bị ra mắt là về triết học Phật giáo Thiền mang đậm dấu ấn Đạo Lão, một dẫn luận và một bản dịch với vô số chú giải Kinh Tuê Trung, của hoàng thân Trần Tung, vị tổ của trường phái tư tưởng Trúc lâm («rừng trúc»), người sống vào những năm từ 1230 đến 1291 và là một trong những người tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Thưa bà Chủ tịch (Quỹ Phân Châu Trinh), tôi thấy hơi e ngại một chút, vì thấy mình không thể đến thành phố Hồ Chí Minh để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình. Có lẽ vì trước hết tôi thấy các công trình của mình chắc phải có nhiều khiếm khuyết và là những thiếu sót không chỉ ở cách hiểu và cách biểu đạt sự thân tình kiểu Việt Nam. Vì vậy, tôi càng có thêm lý do để biết ơn bà đã cất công tới nghe và đánh giá các công việc làm của tôi.
Tôi hy vọng có đủ sức để hoàn thành việc giới thiệu và xuất bản «Kinh Tuệ Trung». Tôi sẽ hoạt động đến cùng để Pháp Việt đoàn kết thân tình hơn và hiểu nhau kỹ lưỡng hơn.
Xin cám ơn tất cả.
P.T. dịch

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI VIỆT NAM HỌC

PHILIPPE LANGLET


Kính thưa bà Chủ tịch Quỹ Phan Châu Trinh,

Thưa ông Nguyên Ngoc, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Phan Châu Trinh, 

Thưa các bạn,

Tôi hết sức xúc động được có mặt ở đây cùng các bạn, được vinh danh và cảm thấy sung sướng được chọn làm một trong những ngưởi nhận giải thưởng của một Giải thưởng quan trọng tưởng thưởng công cuộc lao động nhằm giúp cho thế giới này và nhất là cho mọi người ở nước Pháp có được sự am tường hơn nữa về nền văn minh Việt Nam. Tôi xin ngỏ lời cám ơn những nhà hảo tâm và các nhà tổ chức cuộc lễ nho nhỏ này. 

Xin không dài dòng, tôi muốn được nhắc nhớ lại những điều kiện làm việc của tôi từ năm 1964. Việc hợp tác với các nhà bác học phía Nam Việt Nam, và từ năm 1981, với các Viện thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội, cùng với Đại học Quốc gia Hà Nôi, đó là những nguồn cung cấp cho tôi những lời khuyên có giá và những khích lệ mà tôi cần đến trong những công trình nghiên cứu lắm khi bạc bẽo và khó nhằn.

Tôi cám ơn tất cả, đặc biệt thấy mình thật sung sướng đã có được một tình bầu bạn vừa thân thiết vừa đem lại những kết quả tốt lành. Đó cũng là cơ sở cuộc hôn nhân của chúng tôi, của Thanh Tâm vợ tôi và tôi từ năm 1957: thay đổi những kỷ niệm chiến tranh đau lòng bằng một tình bạn rạng ngời. Chính Thanh Tâm và gia đình em đã đón tiếp tôi với đầy ưu ái và đã khiến tôi đặt được chân vào trong sâu thẳm nền văn minh Việt Nam. Và hôm nay, tôi cũng hết sức cảm động và sung sướng được ngồi bên người thầy đầu tiên của tôi về Lịch sử Việt Nam, giáo sư Lê Thành Khôi, người tôi được gặp khá muộn mằn, nhưng lại là người đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều từ cuốn sách của ông năm 1955. Tôi xin được cám ơn ông với tất cả lòng kính trọng và những tình cảm đẹp. Việc tôi chọn nghiên cứu và dịch những tư liệu cổ có nguyên nhân từ nhiều mối âu lo. Trước hết, do tôn trọng sự yên tĩnh của gia đình, tôi đã từ chối nghiên cứu những vấn đề đương đại trực diện. Nhất là, nhờ được trợ giúp từ cuốn sách cuả giáo sư Lê Thành Khôi, tôi đã nhận ra rằng trong số những nhà sử học Pháp ưu tú, có những vị chỉ có một sự hiểu biết mơ hồ về nước Việt Nam từ thời trước khi có những can thiệp của người châu Âu; các vị đó thật khó mà hiểu nổi một Nhà nước có tổ chức ổn định từ thế kỷ thứ XI, khi nền quân chủ vẫn còn chia năm sẻ bảy cái xứ sở rồi sẽ thành một nước Pháp. Riêng tôi thì thấy thật kinh ngạc trước một đà vươn lên hiện đại hóa ở đất nước này vào hồi thế kỷ thứ XVIII, và thế là tôi sau đó đã tình nguyện hợp tác làm công việc «đánh giá lại» triều Nguyễn, một trong những chương trình nghiên cứu của Viện Sử học ở Hà Nôi đã thu nhận tôi hồi năm 1982. Sau nữa, tôi thấy hết sức không hài lòng khi nghe những bài giảng theo niên đại hoặc những tiểu sử tóm tắt liên quan đến vấn đề văn minh. Trong cảnh hưu trí yên tĩnh đã 12 năm nay, tôi quyết định muốn biết rõ tư tưởng các bậc thày cổ xưa diễn đạt bằng Hán văn giữa thế kỷ thứ XIV. Sau một công trình Lịch sử về nguồn gốc (người Việt) với nhiều bài dịch của mình, công trình mới đây nhất của tôi đang chuẩn bị ra mắt là về triết học Phật giáo Thiền mang đậm dấu ấn Đạo Lão, một dẫn luận và một bản dịch với vô số chú giải Kinh Tuê Trung, của hoàng thân Trần Tung, vị tổ của trường phái tư tưởng Trúc lâm («rừng trúc»), người sống vào những năm từ 1230 đến 1291 và là một trong những người tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

Thưa bà Chủ tịch (Quỹ Phân Châu Trinh), tôi thấy hơi e ngại một chút, vì thấy mình không thể đến thành phố Hồ Chí Minh để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình. Có lẽ vì trước hết tôi thấy các công trình của mình chắc phải có nhiều khiếm khuyết và là những thiếu sót không chỉ ở cách hiểu và cách biểu đạt sự thân tình kiểu Việt Nam. Vì vậy, tôi càng có thêm lý do để biết ơn bà đã cất công tới nghe và đánh giá các công việc làm của tôi.Tôi hy vọng có đủ sức để hoàn thành việc giới thiệu và xuất bản «Kinh Tuệ Trung». Tôi sẽ hoạt động đến cùng để Pháp Việt đoàn kết thân tình hơn và hiểu nhau kỹ lưỡng hơn.

Xin cám ơn tất cả.

P.T. dịch