DIỄN TỪ NHẬN GIẢI VIỆT NAM HỌC-2009

GS. Yumio SAKURAI
(GS. TS Danh dự trường Đại học Tokyo, Nhật Bản)

Kính thưa Bà Nguyễn Thị Bình,

Kính thưa các quý vị đại biểu.

Nhân dịp này, tôi thay mặt Hội Nghiên cưú Việt Nam tại Nhật Bản xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức Quỹ Phan Châu Trinh đã trao tặng giải thưởng danh dự cao quý cho nhà nghiên cứu Nhật Bản về Việt Nam trong suốt 44 năm qua. Đó không chỉ là vinh dự của riêng cá nhân tôi, mà còn là niềm vinh dự chung cho tất cả các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã và đang nghiên cứu về Việt Nam. Có thể nói đây là giải thưởng đầu tiên đã được người Việt Nam ghi nhận và đánh gia rất cao những kết quả nghiên cưú đã đạt đựợc về Việt Nam học Nhật Bản.

Tôi đã sinh ra năm 1945, cùng năm ra đời với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Vì vậy,  khi tôi 15 tuổi, các nhà lãnh đạo anh hùng trong đó có Bà Nguyẽn Thị Bình và nhân dân Miền Nam đứng ra tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tổ chức này được đánh giá là một trong những tổ chức có trình độ cao nhất trong lịch sử thế giới. Khi tôi 20 tuổi thì cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt. Trong những năm đó, tôi bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử Việt Nam trong trường đại học Tokyo. Khi tôi 30 tuổi (1975), miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Cũng vào năm này tôi đã lấy vợ (ngày 13 tháng 4, năm 1975), trong thơi kỳ chiến dịch Hồ Chí Minh triễn khái ở Miền Nam. Trong thời kỳ thanh xuân của tôi từ khi 15 tuổi đến 30 tuổi, cũng là thời kỳ Việt Nam diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Trong suốt thời gian 15 năm này, tôi không thấy có ngày nào là không có tên Việt Nam xuất hiện trên các báo chí. Đặc biệt, tôi đã nhìn thấy bức ảnh của một chiến sĩ nữ rất xinh đẹp đã xuất hiện nhiều lần trên báo chí. Chúng tôi, là những thanh niên Nhật Bản rất khâm phục và ngưỡng mộ về người chiến sĩ nữ của Việt Nam ấy đó là Chị Nguyễn Thị Bình. Hôm nay tôi rất vui và may mắn đựơc gặp lại Bà Nguyễn Thị Bình, bà vẫn đẹp một cách quý phái như 40 năm trước đây.

Kể từ đó cái tên Việt Nam rất gần gũi với chúng tôi. Chúng tôi rất cảm thông và chia xẻ với nhân dân Việt Nam về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Khi đó, chúng tôi là những sinh viên Nhật hàng ngày tham gia vào phong trào đấu tranh ủng hộ nhân dân Việt Nam. Việt Nam là biểu hiện sức sống tuổi thanh xuân của chúng tôi. Cho nên chúng tôi phải biết Việt Nam là gì? Tôi bắt đầu đi vào nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ năm 1965, thời kỳ mà cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất. Tôi luôn đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam có thể thắng Mỹ được ? Phải chăng, đó là kết qủa tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam, đó là tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Tính đoàn kết, tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam là kết quả cuả kinh nghiệm xã hội dân tộc Việt Nam trong thời kỳ lịch sử dân tộc. Trước hết, tôi nghiên cứu về lịch sử xã hội Việt Nam, lịch sử làng xã miền Bắc Việt Nam từ nhà Lý đến nhà Nguyễn trên cơ sở văn tự bằng chữ Hán. Kết qủa nghiên cứu đã cho xuất bản được mấy chục bài luận xung quang về lĩnh vực này nhan đề là sự hình thành làng xã Việt Nam; Tìm hiểu chế độ công điền công thổ. Đến năm 1988 trường Đại Học Quốc gia Tokyo trao cho tôi bằng Tiến sĩ Quốc gia Sử học. Nhưng trong quá trình nghiên cứu này, tôi đã phát hiện là làng xã Đồng bằng sông Hồng có nhiều tính đa dạng. Tính đa dạng này chủ yếu xuất hiện như kết quả điều kiện lịch sử và hoàn cảnh địa lý khác nhau. Lịch sử và địa lý là nhân tố cơ bản thể hiện trong qúa trình khai hoang và lập làng. Kể từ đó tôi bắt đầu nghiên cưú lịch sử khai thác đồng bằng sông Hồng trên cơ sở phân tích điều kiện địa lý với đề tài nghiên cứu từ thời kỳ khảo cổ học đến nhà Lê. Năm 1992, trường Đại học Quốc gia Tokyo đã trao cho tôi bằng Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

Nhưng công trình nghiên cưú như vậy chỉ là kết quả nghiên cứu trên văn kiện thôi. Hồi đó nghiên cứu khu vực học kiểu Nhật Bản mới bắt đầu được phổ biến. Nghiên cứu Khu vực học yêu cầu hai phương pháp khoa học, tức là điều tra thực địa và liên ngành, nhưng trong khi nghiên cứu Việt Nam, chúng tôi chưa có điều kiện để triển khai nghiên cứu Khu vực học ở Việt Nam.

Năm 1993, được phép của chính phủ Việt Nam, chúng tôi, Hội nghiên cưú Làng xã Việt Nam tại Nhật Bản tiến hành điều tra đồng bằng sông Hồng lần đầu tiên. Dự án làng Bách Cốc bắt đầu được nghiên cứu theo kiểu khu vực học với sự hợp tác của Trung tâm nghiên cưú Việt Nam và Giao lưu văn hoá (nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển). Dự án nghiên cứu này kéo dài liên tục  đến nay là 15 năm. Tổng số có khoảng 300 nhà nghiên cứu Nhật Bản của nhiều lĩnh vực đã tham gia. Có nhiều báo cáo về kết quả nghiên cứu làng Bách Cốc đã được xuất bản. Dự án Bách Cốc được các nhà nghiên cứu đánh giá là một dự án nghiên cứu nông thôn lớn nhất, dài nhất và tỉ mỉ nhất trên thế giới. Năm 2003, tôi đã được trường Đại học Quốc gia Hà Nội trao cho bằng Tiến sĩ danh dự khoa học về chương trình nghiên cứu Bách Cốc. Điều này, tôi cảm thấy rất lấy làm vinh dự vì đã được các nhà khoa học Việt Nam đánh giá cao về tầm quan trọng và ý nghĩ của dự án này.

Hiện nay, ngoài dự án Bách Cốc tôi còn nghiên cứu các đề tài như: “Tìm hiểu lịch sử Hà Nội bằng phương pháp thông tin khu vực học; Tìm hiểu chính sách hợp tác xã thị trường hóa; Nghiên cưú kiểu lao động sáng đi tối về v.v.” với sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn Việt Nam. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn tới các bạn Việt Nam. Nếu như không được sự giúp đỡ và hợp tác của các bạn, tôi không thể vinh dự nhận đựợc giải thưởng Việt Nam học hôm nay. Cho nên, với phần thưởng vinh dự cao quý này không chỉ dành cho tôi mà còn là vinh dự cho các bạn Việt Nam và Nhật Bản đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 44 năm qua.

Ngay bây giờ tôi là một nhà Khu vực học Việt Nam, để hiểu Khu vực học là gì? thì câu trả lời đầu tiên của tôi là: Khu vực học là sự thể hiện của lòng kính trọng khu vực. Tôi hy vọng sau này  tôi mất đi, tôi muốn được gặp Ông Hồ Chí Minh trên thiên đàng để xin báo cáo cho Ông biết là: mặc dù tôi là người Nhật nhưng tôi đã dành trọn cuộc đời và sự nghiệp khoa học của mình cho việc nghiên cưú Khu vực học Việt Nam. Lời kết của tôi cho thời gian 44 năm qua nghiên cứu về Việt Nam là tôi rất yếu quí đất nước Việt Nam, rất yêu mến con người Việt Nam!

Xin cảm ơn các quý vị!

Góc thông tin về Giải thưởng